Nỗi khổ khi đi xe tiền tỷ
on 8th Tháng Chín 2020
| 584 views

Ít ai biết đến nỗi khổ thầm kín của những ông chủ đại gia đi xe tiền tỷ. Vậy nỗi khổ khi đi xe tiền tỷ là gì cùng chuyên mục giải trí tìm hiểu nào.

1. “Sểnh” ra là mất đồ

Xe sang, đồng nghĩa những phụ kiện đi kèm cũng xắt ra miếng. Chẳng hạn, giá một chiếc gương chiếu hậu của Rolls-Royce, Lexus, BMW hay Range Rover Autobiography có khi lên tới cả vài trăm triệu đồng. Hay chỉ một chiếc logo cũng lên tới hàng chục triệu đồng. Và đây cũng là những chi tiết dễ bị kẻ trộm nhòm ngó nhất.

Chủ một chiếc xe Lexus LS 500 giá hơn 7 tỷ đồng ở Thái Nguyên tâm sự, năm ngoái khi đang đi đường thì anh nhận được điện thoại của đối tác. Vừa mở cửa xe xuống đường nói chuyện vài phút khi quay lại đã thấy mất ngay đôi gương chiếu hậu. Vừa xót của vì thấy chiếc xe bỗng nhiên “khuyết tật” lại thêm bực mình vì không dám lái xe chạy tiếp, anh đành gọi cứu hộ đưa xe về garage.

Công việc đang bộn bề với lịch trình cần di chuyển dày đặc thì chủ chiếc xe này lại một lần nữa ngã ngửa khi garage báo phải chờ ít nhất nửa tháng mới kiếm được “đồ” thay.

noi-kho-khi-di-xe-tien-ty
Nỗi khổ khi đi xe tiền tỷ

Một điều khó nói nữa của những ông chủ “xế xịn” là chuyện thiếu phụ tùng thay thế. Những chiếc xe hoàn hảo, đẹp long lanh nếu chỉ xuất hiện một vài vết xước nhỏ cũng khiến chủ nhân phải đưa xe vào garage, kiểm tra màu sơn gốc, chế biến pha trộn để tìm được màu phù hợp. Với những hỏng hóc nghiêm trọng hơn thì công sức, thời gian, tiền của bỏ ra cũng tỷ lệ thuận.

Không những thế, vì là xe “độc” nên phụ tùng thay thế đi kèm cũng đều là hàng khó kiếm hoặc ít garage có sẵn. Bởi vậy, sau khi xảy ra sự cố, các khổ chủ có khi phải đặt hàng từ nước ngoài nhờ chuyển về rồi tự thuê garage thay dùm.

Tiền phụ tùng đắt là một chuyện, nhưng cho dù chỉ thiếu chiếc gương thì chủ nhân chiếc xe cũng không dám cho xe ra đường, đành cất xe chờ đồ thay. Đấy là chưa kể vì là hàng hiếm nên không phải thợ sửa xe nào cũng biết cách lắp. Có những trường hợp sau khi cất công tìm mua ở nước ngoài mang về nhưng bị chính thợ sửa xe làm hỏng khiến chủ xe “chết đứng”.

Một tình huống mà không ít các chủ xe sang gặp phải là bị “chặt chém”. Không ít các dịch vụ từ bảo dưỡng xe, trông xe, cứu hộ… hễ cứ thấy “khổ chủ” đi xe sang là tăng giá dịch vụ với lý lẽ: “Xe đắt tiền thì mức độ rủi ro cao hơn, mức phí cũng phải… đắt hơn”.

Xe plus – Tạp chí xe hơi. Thế giới xe đẹp 360 độ, tạp chí về xe hàng đầu Việt Nam tổng hợp tin tức, đánh giá chất lượng, giá cả tất cả các loại siêu xe Việt Nam và thế giới đam mê.

2. Thiếu phụ tùng thay thế

Chỉ cần một vết xước nhỏ cũng đủ để bạn đưa xe vào gara, kiểm tra màu sơn gốc, chế biến pha trộn để tìm được màu sơn đó, cũng đã rất mất công rồi, chưa kể đến những hỏng hóc nghiêm trọng hơn.

Dẫu biết đi xe xịn cũng còn gặp nhiều khó khăn là vậy, thế nhưng các thế hệ “siêu xe” cập cảng Việt Nam không vì thế mà giảm đi. Các chủ xe vẫn thường bảo nhau đã chơi là phải chơi xe thật “xịn” đừng chơi xe nửa vời. Cho bõ với những vất vả mà mình sẽ phải đối mặt sau này.

Khổ này nối tiếp khổ khác. Vì là xe độc, nên phụ tùng thay thế đi kèm cũng là của độc. Các đại lý gara chả nơi nào sẵn có. Các khổ chủ chỉ còn biết đặt hàng từ nước ngoài nhờ chuyển về rồi thay. Tiền phụ tùng đắt là một chuyện, nhưng thiệt hại hơn là xe mà thiếu gương thì không thể đi được. Thế là đành phải cất xe trong nhờ hai tuần cho có đồ thay thế mới lấy ra đi.

Đấy là còn may. Đồ chuyển về lắp một lần được ngay. Chứ không ít trường hợp dở khóc dở cười, vì là hàng hiếm, nên các anh thợ nhà ta không biết lắp, lớ ngớ thế nào lại làm hỏng. Thế là xong, chả biết lúc này nên phải làm sao? “Chả nhẽ bán quách ôtô đi xe buýt cho rồi”.

3. “Mối nguy” từ đường phố Việt

Phải công nhận một điều rằng ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người Việt ta còn thấp, cộng thêm phương tiện giao thông đa dạng. Ô tô, xe buýt, xe máy, xe đạp có đủ cả, nên dễ xảy ra tình trạng xe nhỏ chen vào giữa hai xe lớn lúc gặp tắc.

Đường xá cũng không phải là điều kiện tốt để ôtô đi lại. Nhiều đoạn đường hẹp mà lưu lượng người qua lại thì đông đặc biệt là vào giờ tan tầm. Nên chiếc xế xịn của bạn khó tránh khỏi việc va chạm trên đường.

Không khó khăn gì để bắt gặp một cảnh cãi vã trên đường chỉ vì hai ôtô “chạm nhẹ” vào nhau, thậm chí có thể dẫn tới ẩu đả. Đó mới chỉ là những chiếc xe có giá tầm tầm. Việc sửa chữa sau khi va chạm là chưa nhiều mà đã vậy. Thử hỏi nếu chiếc xe hàng độc mà bị đâm rồi xước sơn thì sẽ ra sao? Các chủ xe sẽ còn phản ứng tới mức độ nào?